Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Ngân hàng Thế giới dự báo, biến đổi khí hậu có thể làm giảm 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam từ nay đến 2050. Nhận thức được những tác động khốc liệt có thể phải gánh chịu, Chính phủ đã xác định ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu.
Nhưng để có thể hiện thực hóa cam kết tại COP26, cần có sự tham gia của cả xã hội trong đó doanh nghiệp là đối tượng đóng vai trò then chốt. Hành trình "Tạo Xanh" không chỉ là một xu hướng, mà còn là một nhiệm vụ tạo ra giá trị lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp đã và đang nỗ lực thực hiện chuyển đổi xanh nhằm tham gia vào bài toán giảm phát thải ròng bằng cách tiếp cận với sự đổi mới và công nghệ bền vững, đầu tư vào nghiên cứu và triển khai các công nghệ năng lượng mới và áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, tuân thủ các quy định về môi trường.
Nền tảng “tạo Xanh"
1. Phát triển Bền Vững
"Tạo Xanh" không chỉ là việc giảm lượng rác thải hay sử dụng nguồn năng lượng tái tạo mà còn là một cơ hội để doanh nghiệp đóng góp tích cực vào xã hội. Việc phát triển bền vững không chỉ là lợi ích riêng của doanh nghiệp mà còn là một cam kết chung đối với sự phồn thịnh của cộng đồng, tạo ra cơ hội việc làm và bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Công Nghệ Hiện Đại
Sự tích hợp công nghệ hiện đại vào chiến lược "Tạo Xanh" không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất sản xuất mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường. Sự đổi mới trong quy trình sản xuất và sử dụng nguồn năng lượng thông minh là chìa khóa để mở cánh cửa của tương lai xanh.
Doanh nghiệp tiêu biểu
Anh cả của ngành thép – Tập đoàn Hòa Phát những năm qua đã áp dụng công nghệ thu hồi nhiệt luyện coke, khí than lò cao để phát điện, tái sử dụng từ đó giúp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm lượng phát thải CO2. Ngoài ra, Hòa Phát cũng triển khai chương trình điện mặt trời mái nhà; tối ưu hóa tất cả các khâu sản xuất theo hướng tuần hoàn, khép kín, tiết giảm tiêu hao năng lượng và xây dựng lộ trình phát triển thép xanh, giảm phát thải CO2 theo định hướng chung của Chính phủ.
WinCommerce triển khai loạt giải pháp Xanh tại hệ thống siêu thị và siêu thị mini WinMart/WinMart+: Thay thế nilon bằng 100% bằng túi tự hủy sinh học; Giảm thiểu/thay thế các vật liệu nhựa sử dụng 1 lần bằng các vật phẩm thân thiện với môi trường; thực hiện các chương trình khuyến mại đối với khách hàng tự sử dụng túi đựng nhiều lần.
Các tổ chức tín dụng cũng thể hiện sự quan tâm lớn tới trách nhiệm phát triển tín dụng xanh, xây dựng chính sách cấp tín dụng ưu đãi đối với khách hàng có phương án, dự án sản xuất, kinh doanh đáp ứng mục tiêu tăng trưởng xanh.
Là một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất, đến nay, ACB đã xây dựng 3 trụ cột chính để thực hiện xanh hoá ngân hàng, đó là: Tài trợ vốn, hỗ trợ cho dự án xanh; tài trợ cho tất cả các hoạt động tiết kiệm năng lượng; phát triển các dự án chống biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, ACB đang hợp tác với một số đối tác quan trọng nhằm thiết kế các sản phẩm dịch vụ tài trợ xanh. Dự kiến trong năm 2024, ACB sẽ công bố các khoản vay xanh.
Đây là những câu chuyện điển hình trong hành trình Net Zero của Việt Nam, minh chứng cho trí tuệ và trách nhiệm của doanh nghiệp để cùng đi đến một tương lai xanh bền vững cho các thế hệ mai sau.
Hàng trăm nghìn doanh nghiệp khác dù lớn hay nhỏ cũng đã thể hiện sự quan tâm lớn tới chuyển đổi xanh, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng xanh trong bối cảnh nhu cầu đối với những sản phẩm xanh, sản phẩm đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường ngày càng tăng mạnh. Thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thực sự hiểu được đâu là những yếu tố tạo nên con đường phát triển bền vững, hay có đủ khả năng tìm ra được giải pháp bền vững phù hợp với mình. Họ cần có những người tiên phong đi trước tìm đường để chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm.
Và để đạt được mục tiêu Net Zero, không thể chỉ 1 doanh nghiệp, 1 đơn vị, 1 cá thể có thể làm. Đó là sự phối hợp của một chuỗi giá trị được triển khai toàn diện, từ nguyên liệu đầu vào, sản xuất hàng hóa, logistics cho đến tiêu dùng cuối cùng.
Comments